Những chiêu trò quảng cáo khiến nhiều người tin rằng thực phẩm chức năng sẽ khiến họ khỏe, hạnh phúc và sống lâu hơn. Tuy nhiên, chính những người làm ra vitamin và thực phẩm chức năng lại không chứng minh được sản phẩm của họ sẽ có tác dụng như quảng cáo. Điều đó có nghĩa mỗi năm có hàng tỷ USD đổ vào ngành công nghiệp thực phẩm chức năng, ăn kiêng trong khi về cơ bản đều do quá trình tự kiểm soát của cơ thể.
Ông Steven Lamm - TS.GS y khoa, Giám đốc y tế của Trung tâm sức khỏe nam giới NYU Langone’s Preston Robert - cho biết: “Trong y học, thuốc là để chữa bệnh, còn người dân luôn có niềm tin chúng giúp tăng cường sức khỏe. Điều này đã tạo tiền đề cho sự phát triển của những thứ như vitamin và thực phẩm bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu, mong mỏi của người tiêu dùng”.
BS Lamm cũng nói thêm: Có những nghiên cứu lớn được tiến hành để đánh giá hiệu quả của vitamin. Nhưng kết quả vẫn mơ hồ và chưa chứng thực được mối liên hệ giữa bổ sung vitamin, khoáng chất với sự cải thiện sức khỏe. Bởi thế, một số nhà nghiên cứu đã viết nhiều bài báo với nội dung: “Đủ rồi: Dừng ngay việc lãng phí tiền bạc vào vitamin và các khoáng chất bổ sung”.
BS Elisep Guallar - GS dịch tễ học và y dược tại Trường sức khỏe cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg giải thích: “Vitamin là thành phần quan trọng của chế độ ăn uống. Thiếu vitamin sẽ dẫn đến bệnh tật.
Nhưng ở các nước phát triển, hiếm người bị thiếu hụt vitamin. Với những người trưởng thành ở những nước phát triển, có rất ít bằng chứng cho thấy bổ sung vitamin hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe của họ”.
Vitamin không chỉ đắt tiền mà có thể gây hại
Theo BS Eliseo Guallar, một trong những lý do phổ biến khiến mọi người uống vitamin và khoáng chất bổ sung vì họ tin rằng chúng sẽ giúp ngăn ngừa mầm mống bệnh tật, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư và Alzheimer's.
Nhưng theo các thử nghiệm lâm sàng lớn cho thấy về tổng thể thực phẩm chức năng không ngăn chặn được hầu hết bệnh mãn tính. Trong một số trường hợp, thực phẩm bổ sung còn có thể gây hại”.
Dùng thực phẩm chức năng không đúng cách lâu ngày có thể gây rối loạn chức năng dạ dày. Chẳng hạn: Dùng quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến nhiều vấn đề như mệt mỏi, suy nhược, chảy máu phổi và tổn thương gan.
Việc bổ sung sắt cũng cần xem xét, cân nhắc và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ vì có thể trong một số trường hợp (thường là vô tình dùng quá liều cho trẻ) có thể dẫn đến đau dạ dày, kéo theo suy gan, sốc và tử vong.
Không dùng vitamin bừa bãi
Với từng người hoặc những ai thực hiện chế độ ăn kiêng đặc thù, ăn chay hay người người, bổ sung vitamin và khoáng chất có tác dụng, lợi ích thật cho sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng nên uống vitamin và thực phẩm chức năng.
Chuyên gia dinh dưỡng Megan Wolf cũng nói rằng: Không ít người có xu hướng dùng vitamin nhiều hơn vì tưởng nó an toàn và có lợi cho sức khỏe. Đó không phải lỗi của họ vì họ đang bị lừa dối.
Với những loại vitamin không tan trong nước (nghĩa là những vitamin được lưu trữ trong các tế bào mỡ), nếu sử dụng nhiều quá sẽ gây nguy hiểm… FDA nên thông báo cho công chúng về những mối nguy hại này”.
xem thêm nhan tran giup dep da cho các chị em
Lấy ví dụ về việc sử dụng vitamin bừa bãi, quá liều, BS Elisep Guallar cảnh báo: “Bổ sung vitamin E và beta-carotene quá nhiều có thể làm tăng tỉ lệ tử vong và tác động xấu đến sức khỏe. Nói chung, chúng ta cần thận trọng khi bổ sung vitamin liều cao (hoặc quá cao so với liều khuyến cáo hàng ngày)”.
Dùng vitamin, thực phẩm chức năng Lãng phí tiền bạc vô ích